Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thường "quẳng" cho con chiếc điện thoại, máy tính của mình để làm việc. Họ đâu hay biết nếu trẻ xem điện thoại, máy tính quá nhiều sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

Vậy trẻ em xem điện thoại, máy tính nhiều tốt hay là xấu? Xem bao nhiêu là đủ để gây ảnh hưởng tốt cho trẻ?

Tất cả câu trả lời sẽ được Hapucoday đề cập trong bài viết dưới đây.

Trẻ em xem điện thoại quá nhiều có tốt không

Lợi ích khi tiếp xúc với công nghệ từ sớm

Việc sử dụng điện thoại, máy tính từ sớm trước hết giúp con quen dần với công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0, thời đại công nghệ phát triển nhanh và mạnh như hiện nay. Các ông bố, bà mẹ bận rộn với công việc, lại cộng với việc tiếp cận với công nghệ mới chậm hơn giới trẻ thì khó có thể chỉ dạy lại cho con. Những đứa trẻ tiếp xúc với công nghệ sớm thường sẽ có lợi thế hơn rất nhiều khi đi học, trên giảng đường đại học, thậm chí ngay cả khi đi làm.

Tiếp cận công nghệ sớm còn giúp kích thích trí tò mò, tìm tòi và sáng tạo. Cũng không có gì lạ khi Internet là một thế giới tràn ngập thông tin. Nếu bạn muốn tìm gì thì chỉ cần Google là xong. Trẻ sẽ học được rất nhiều thứ mới lạ, những thứ mà cha mẹ chúng chưa từng biết đến trong thời gian vô cùng ngắn. Điều này giúp trẻ chủ động hơn trong học tập, phát triển cả về kiến thức và kĩ năng sống.

Không những vậy, trẻ còn linh hoạt và nhanh nhẹn hơn khi tiếp xúc với điện thoại, máy tính sớm. Trẻ có thể vừa gõ phím, vừa nhìn chữ, vừa nghe nhạc trong cùng một thời điểm. Xử lí nhiều công việc không còn là một việc quá khó khăn với trẻ khi có sự trợ giúp của công nghệ. Điều này cũng giúp trẻ làm quen dần với áp lực, biến áp lực trở thành một điều rất đỗi bình thường và nhẹ nhàng.

Nhưng bên cạnh những lợi ích vẫn luôn còn đó những tác hại khi trẻ quá lạm dụng công nghệ, tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, máy tính.

Tác hại khi sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều

Việc sử dụng thường xuyên máy tính, điện thoại có thể khiến trẻ bị hẹp mạch máu võng mạc, tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch.

Tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị các tật về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, thậm chí trẻ có thể bị lác mắt nếu tiếp xúc quá nhiều. Trẻ cũng hay chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng.

Đặc biệt, việc cúi đầu quá lâu khi xem máy tính, điện thoại cũng gây đau mỏi vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ ở trẻ. Ngoài ra, việc trao đổi chất cũng bị trì trệ khi ngồi xem điện thoại, máy tính quá nhiều khiến mỡ bị tích tụ thay vì đốt cháy, gây ra bệnh béo phì và tim mạch.

Khả năng làm việc đa nhiệm của máy tính, điện thoại giúp trẻ linh hoạt hơn nhưng cũng đồng thời gây mất tập trung, rối loạn khả năng chú ý của trẻ. Việc tìm kiếm thông tin dễ dàng cũng khiến trẻ tư duy chậm hơn, thậm chí việc tiếp cận những thông tin xấu chưa bao giờ đơn giản đến thế. Tràn ngập thông tin cũng gây ra rối loạn nhận thức ở trẻ.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với điện thoại, máy tính quá nhiều, đặc biệt là chơi game rất dễ khiến trẻ bị nghiện. Việc nghiện thiết bị công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn cả cuộc sống của trẻ.

Không phủ nhận những mặt tích cực của điện thoại, máy tính nhưng ta cũng cần phải cảnh giác trước những tác hại khôn lường của chúng. Ta cần phải tận dụng những mặt tốt và hạn chế mặt xấu của các thiết bị công nghệ đối với trẻ.

Sử dụng bao nhiêu là đủ? Khi nào thì sử dụng?

Mỗi ngày, bạn có thể cho con sử dụng điện thoại hoặc máy tính từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ là vừa đủ. Trong thời gian này, bạn nên chọn cho con những nội dung phù hợp để giải trí hoặc tra cứu thông tin cùng con. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát được thông tin mà con tiếp cận, mà còn khiến bạn và con thân thiết với nhau hơn.

Đừng quá hà khắc khi con sử dụng những thiết bị điện tử để chơi game. Bởi game rất thú vị với trẻ và có tác dụng giải trí hiệu quả. Ngoài ra, tùy từng loại, game sẽ kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, cung cấp kiến thức về lịch sử, khoa học cho trẻ. Nhưng hạn chế thời gian vẫn là việc nên làm vì game cũng rất dễ gây nghiện.

Và bạn, phải, chính bạn đấy! Bạn cũng nên dành nhiều thời gian cho con hơn thay vì chỉ "quăng" cho con cái điện thoại hoặc máy tính như vậy. Hãy lắng nghe con nhiều hơn!

Dành thời gian với con nhiều hơn


Bạn có thể vui chơi cùng con, đi dạo công viên hay chơi đồ chơi. Bạn cũng có thể cùng con học tập hoặc đưa con đến các câu lạc bộ múa, hát, vẽ, chơi đàn,... để giúp con phát triển toàn diện về cả văn hóa và xã hội.

Mách nhỏ với bạn nhé! Nếu con bạn không may đã bị "nghiện" điện thoại, máy tính thì bạn nên biết rằng:

Thời gian bạn dành cho con TỈ LỆ NGHỊCH với thời gian con xem điện thoại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem khóa học Dạy con phát triển toàn diện theo phương pháp Do Thái của giảng viên Lê Thị Minh Hoa để con phát triển tốt hơn nhé!

Dạy con theo phương pháp Do Thái




Kết luận

Điện thoại, máy tính không hề xấu. Cách chúng ta sử dụng mới quyết định chúng tốt hay xấu.

Hãy cho con phát triển toàn diện trong môi trường tốt nhất! Người làm được điều đó chỉ có bạn mà thôi!